- Tháp hấp thụ khí H2S dự án Hoya- Bình Dương
- Liên hệ
- Lượt xem: 1458
Khí thải H2S là gì?
Khí thải H2S là khí độc hại, không màu sắc nhưng có mùi khó chịu( mùi trứng thối) được đưa vào khí quyển với những lượng rất lớn có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo.
Khí H2S xuất hiện trong khí thải của các quá trình tinh chế dầu mỏ, tái sinh sợi hoặc khuvực chế biến thực phẩm, xử lý rác thải.
Một phần H2S phát sinh trong tự nhiên bởi quátrình thối rữa của các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi khuẩn từ rác thải, cống rãnh, bờ biển, ao tù, hồ nước cạn, kể cả từ các hầm lò khai thác than, các vệt núi lửa.Nguồn gốc khí thải H2S:
Trong thiên nhiên:
H2S là do chất hữu cơ, rau cỏ thối rửa mà thành, đặc biệt là ở nơi nước cạn, bờ biển, sông hồ nông cạn, các vết nức núi lửa, ở các suối, cống rãnh, hầm lò khai thác than.Ước lượng từ mặt biển thoát ra khoảng 30 triệu tấn mỗi năm và từ mặt đất khoảng 60 – 70 tấn mỗi năm.
Trong sản xuất công nghiệp:
H2S sinh ra là do quá trình sử dụng nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, ước lượng khí H2S sinh ra từ sản xuất công nghiệp là 3 triệu tấn mỗi năm.Khí độc H2S sát thủ thầm lặng :
Khí rất độc, chỉ cần nồng độ bằng 5 ppm đã gây ngộ độc, chóng mặt, nhức đầu.
Ở nồng độ lớn hơn 150 ppm, có thể gây tổn thương màng nhầy của cơ quan hô hấp.
Với nồng độ 500 ppm, gây viêm phổi và tiêu chảy.
Tiếp xúc ngắn với khí hiđro sunfua ở nồng độ từ 700 – 900 ppm thì chúng sẽ nhanh chóng xuyên qua màng túi phổi, xâm nhập vào mạch máu và gây tử vong.
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
Công nghệ xử lý khí thải H2S :
PHƯƠNG PHÁP HẤP THỤ:
Hấp thụ là hiện tượng hòa tan một chất khí vào một chất lỏng
Hấp thụ là quá trình quan trọng để xử lý khí và được ứng dụng rất nhiều trong các công nghệ khác
Hấp thụ dựa trên cơ sở của quá trình truyền khối:
− Khuếch tán các phân tử chất ô nhiễm thể khí trong khối khí thải đến bề mặt của chất lỏng hấp thụ.
− Thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề mặt chất hấp thụ.
− Khuếch tán chất khí đã hòa tan trên bề mặt ngăn cách vào sâu bên trong lòng khối chất lỏng hấp thụ.
Xử lý khí H2S bằng natri cacbonat, amoni cacbonat hoặc kali photphat
A. Natri cacbonat:
Quá trình xử lýH2S bằng Na2CO3 được dựa trên cơ sở các phản ứng sau:
H2S + Na2CO3 NaHS + NaHCO3 (1)
Phản ứng thu hồi lưu huỳnh có sự tham gia của natri nitrat NaNO3
2NaHS + H2S + 4NaNO3 + ½O2 → Na2N4O9 + 4NaOH + 3S
Để hoàn nguyên nitrat người ta dùng chất xúc tác ADA (natri-amoni nitrat và disunfonat)
Nguyên lý hoạt động:
Hỗn hợp khí thải sẽ được đưa vào tháp hấp thụ 1 của hệ thống xử lý, tại đây xảy ra phản ứng (1).
Dung dịch bão hòa từ tháp 1 sẽ được dẫn vào tháp 2 và được làm bốc hơi bằng không khí nóng trong tháp giải hấp thụ để thu hồi lại Na2CO3.
Na2CO3 được thu hồi sẽ được dẫn trở lại tháp hấp thụ 1 và chu trình làm việc cứ thế tiếp diễn.
Ở tháp 2, quá trình sấy khô không khí sẽ diễn ra và được quạt 3 thổi lên đỉnh tháp, đưa sang công đoạn tiếp theo để thu hồi lưu huỳnh đơn chất.
Dễ dàng tuần hoàn và thu hồi hóa chất cho quá trình phản ứng => ít tốn hóa chất
B. Kali photphat:
Người ta có thể thay thế natri cacbonat bằng kali photphat K3PO4 với những ưu điểm là:
– Có tính chất bền vững
– Phản ứng của nó với H2S mang tính chất chọn lựa khi có mặt của khí SO2 trong khí thải
– Sử dụng hơi nước để làm bay hơi và thu hồi H2S4
Phản ứng khử H2S xảy ra như sau:
K3PO4 + H2S→ K2HPO4 + KHS
H2S được giải phóng nhờ đun sôi ở nhiệt độ to = 107 – 1150C
Không có sự ăn mòn thiết bị đun sôi, dung dịch ổn định, không tạo thành sản phẩm làm giảm chất lượng dung dịch.
C. Amoni cacbonat:
Cơ sở lý thuyết:
Ngoài ra, có thể dung amoni cacbonat và kali cacbonat làm dung dịch hấp thụ đối với H2S:
(NH4)2CO3 + H2S → (NH4)2S + H2O + CO2↑
Nguyên lý hoạt động:
Hỗn hợp khí thải sẽ được dẫn vào đáy tháp hấp thụ 1, tại đây phản ứng (2) sẽ được diễn ra. Phần khi sạch sẽ thoát ra ngoài, còn hỗn hợp khí sau phản ứng được dẫn vào tháp oxy hóa
Dung dịch sau phản ứng (NH4)2S ra khỏi tháp hấp thụ sẽ được phân hủy thành NH3 và H2S.
Tại tháp oxy hóa 2, dung dịch và không khí đưa vào chuyển động cùng chiều từ dưới lên trên. Tại đây H2S sẽ bị oxy hóa bởi không khí, làm tách lưu huỳnh đơn chất ra khỏi dung dịch, đồng thời còn tác dụng như chất tạo bọt và lưu huỳnh dạng bọt sẽ nổi lên trên bề mặt tháp rồi tràn vào thùng phân ly 3, sau đó sẽ được đưa xuống thùng chứa lưu huỳnh 4. Đồng thời dung dịch NH3 sẽ được đưa trở lại chu trình để kết hợp với CO2 và H2O trong khói thải để tạo thành amoni cacbonat và quá trình sẽ tiếp tục diễn ra.
Phần lưu huỳnh lắng xuống sẽ được dẫn đến máy lọc ly tâm 6 để cho ra lưu huỳnh đơn chất. Phần còn lại sẽ được đưa vào thùng rửa 5 để thu hồi sản phẩm.